1. Ăn uống theo các thực đơn đa dạng thực phẩm giúp tăng đề kháng của cơ thể
Thực đơn hợp lý cần phải giàu chất đạm, bởi cơ thể sẽ tạo ra kháng thể cần thiết từ các axit amin tiềm ẩn trong các món ăn để chống lại mối đe doạ đối với sức khoẻ. Nguồn cung cấp chất đạm trước tiên là thịt. Bên cạnh đó còn có các loại cá, đậu đỗ, những thực vật có củ. Trong thực đơn hàng ngày cũng không thể thiếu các vitamin và các vi khoáng có nhiều trong các loại rau quả, hạt.
Cần hạn chế số lượng hydrat – cácbon (bánh ngọt, vốn kìm hãm hoạt động của hệ đề kháng), hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật (thịt mỡ, mỡ lợn…) vì chúng làm gia tăng nồng độ cholesteron và triglicerit trong máu làm giảm năng lực tiêu diệt vi trùng của bạch cầu.
2. Hãy ăn chất béo “tốt bụng”
Những chất béo “tốt bụng”, tức chất béo có nguồn gốc thực vật là omega-3, cung cấp cho cơ thể vật liệu cần thiết để sản xuất các hoóc môn chống viêm nhiễm, có tên là eikozanoidy. Những hợp chất này đóng vai trò “gợi ý” những việc, hệ miễn dịch cần làm, hỗ trợ hoạt độngcủa hệ miễn dịch.
Dầu hạt cải, dầu oliu được xếp vào loại chất béo tốt nhất. Một số loại cá biển (cá hồi, cá sácdin, cá ngừ) rất giàu axit béo omega-3, ngoài ra omega-3 còn có trong hạt bí ngô, hạt dẻ Italia…
3. Ăn chậm, nhai kỹ
Cố gắng ăn chậm, nhai kỹ. Nếu ăn quá nhanh, cơ thể không tiết đủ men tiêu hoá, thức ăn sẽ không thể tiêu hoá tốt. Hậu quả, nhiều thành phần dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ gây tình trạng ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn thiếu chất.
4. Suy nghĩ tích cực
Các nhà khoa học khẳng định, lối sống thoải mái, vô tư, niềm vui cuộc sống có ý nghĩa cực lớn đối với phong độ hệđề kháng của cơ thể. Những cá nhân có thái độ lạc quan, tích cực đối với cuộcsống rất hiếm khi mắc các bệnh lây nhiễm, có sức khoẻ tốt hơn và tuổi thọ caohơn.
5. Chăm gặp gỡ bạn bè, tăng cường các mối quan hệ xã hội
Những cá nhân có mối quan hệ bạn bè rộng rãi tự xoay sở tốt hơn với trường hợp bị cảm cúm, cũng như đề kháng tốt hơn với stress. Có công trình nghiên cứu khoa học ở Mỹ đã khẳng định, hệ miễndịch của dạng người hoạt động hiệu quả cao hơn 20% so với đối tượng sống khép mình, ít quan hệ xã hội.
6. Dành thời gian đi bộ, luyện tập thể thao
Hoạt động cơ bắp phát huy tác dụng cải thiện chức năng hệ miễn dịch. Những người chăm hoạt động thể chất hiếm khi ốm đau và hồi phục sức khoẻ nhanh hơn. Nên luyện tập tuỳ theo khả năng của mình, và duy trì thường xuyên, tối thiểu 3 lần/tuần.
Hoạt động ngoài trời sẽ phát huy tác dụng củng cố và làm vệ sinh cơ thể. Thông qua dạo bộ, chúng ta sẽ hít – thở không khí nhiều hơn. Vậy nên sẽ có nhiều oxy hơn tiếp cận các mô và chúng sẽ được tẩy sạch hơn các chất độc hại. Để đạt được hiệu quả như vậy, cần phải dạo bộ hàng ngày và tối thiểu trong 30 phút.
Các nhà khoa học Mỹ cũng phát hiện ra dạo bộ 30-45 phút sẽ có tác dụng gia tăng số lượng tế bào miễn dịch và trạng thái này duy trì trong vài ba giờ sau thời gian đi bộ.
7. Sống tích cực – cười thường xuyên giúp tăng đề kháng
Việc giải phóng những cảm xúc tích cực sẽ dẫn đến hiện tượng gia tăng các tế bào đề kháng. Cười làm rung động cơ hoành- yếu tố kích thích lực lượng bảo vệ cơ thể hoạt động tốt hơn, nhờ thế phổi được cung cấp lượng không khí nhiều gấp ba bình thường. Khi ấy não bộ “no” oxy và bắt đầu sản xuất endorfin – những hợp chất chống viêm nhiễm tự nhiên. Vậy nên, bằngviệc cười, chúng ta như được bảo vệ gấp đôi chống lại nguy cơ nhiễm bệnh.
Làm việc liên tục, thiếu nghỉ ngơi làm cơ thể bị suy kiệt và dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy, hoạch định thời gian kế hoạch làm việc hợp lý để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hồi phục cơ thể mỗi ngày. Trường hợp cảm thấy rã rời sau giờ làm việc ở cơ quan – hãy tự thưởng cho mình giấc ngủ ngắn ngay khi về nhà.
Tình trạng thiếu ngủ làm suy yếu khả năng đề kháng của con người vì thiếu ngủ cơ thể sẽ sản xuất ít tế bào miễn dịch hơn. Thời gian ngủ cần thiết là 6-8 giờ/ngày đói với người trưởng thành. Để có giấc ngủ sâu nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ, tránh vận động nặng, ăn quá no trước khi ngủ
10. Loại bỏ stress
Hệ đề kháng của cơ thể gắn liền với hệ thần kinh. Trong những tình huống stress, cơ thể tiết ra cái gọi là hoócmôn stress, lâu dài gây tổn hại đến các tế bào miễn dịch. Stress kéo dài cũng giảm thiểu khả năng mẫn cảm và tính hiệu quả của hệ đề kháng cơ thể.
Để giảm stress nên tăng cường luyện tập thể thao, ngủ nghỉ hợp lý, phát triển các mội quan hệ bạn bè để chai sẻ các vấn đề trong công việc, cuộc sống
11. Không hút thuốc và lạm dụng bia rượu
Khi hút thuốc trong cơ thể sẽ xuất hiện các gốc tự do khiến các tế bào miễn dịch phải làm việc liên tục để loại bỏ các gốc tự do này gây suy yếu cho hệ miễn dịch
Rượu huỷ diệt dự trữ vitamin trong cơ thể – nhân tố làm suy giảm chức năng của hệ đề kháng. Vì thế, mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 50cc rượu mạnh hoặc một ly rượu vang.
12. Tiêm chủng đầy đủ
Tiêm chủng đầy đủ đặc biệt là khi đến các mùa dịch bệnh giúp cơ thể tạo ra các kháng nguyên cần thiết đề kháng lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường
13. Bổ sung vitamin và các thành phần vi khoáng
Đồng. Nhờ nguyên tố vilượng này, bạch cầu có thể tiêu diệt mọi kẻ thù của cơ thể. Đồng có nhiều trongsò huyết, đậu đỗ, lạc vừng, hạt bí đỏ, socola…
Kẽm. Với sự tham gia củakẽm trong tuỷ xương sẽ xuất hiện bạch cầu. Nguồn cung cấp kẽm là hải sản, thịt,cây có củ và nốt sần.
Vitamin A. Thiếu Vitamin Adẫn đến tình trạng giảm thiểu tuyến thượng thận và số lượng bạch cầu. Vitamin Acó trong thịt (nhất là gan), bơ, sữa béo, pho ma.
Axit folic và vitamn B12. Chúng kiểm soát quá trình tạo ra bạch cầu trong tuỷ xương. Axit có trong đậu đỗđã nấu chín, rau xanh lá nhọn, spinac… Vitamin B12 có nhiều trong các sản phẩmchế biến từ thịt, trong thịt bò nạc, trong sữa gầy và trứng gà.
Vitamin E. Hỗ trợ hệ miễndịch trong cuộc chiến chống các thành phần tự do. Tăng cường sức mạnh hệ miễndịch, khi dịch bệnh tấn công. Nguồn cung cấp vitamin E tốt nhất là hạt hướngdương, lạc, mầm lúa mạch, dầu thực vật, dầu cá, trứng gà.
Vitamin C. Tăng cường sứcmạnh bạch cầu trong nỗ lực tiêu diệt kẻ thù của cơ thể. Các sản phẩm giàuvitamin C: Cam chanh, súp lơ xanh, bắp cải…
Gửi lời bình